Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Vần và nhịp trong thơ ca Việt Nam

VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ CA VIỆT NAM
          I. VẦN
          1. Khái niệm về vần thơ
          Trong thơ ca, khuôn vần được lặp lại ở dòng thơ tiếp theo, gọi là “hiệp vần thơ”.
          Thơ ca Trung Quốc, tất cả vần được qui định thành 106 bộ. Một bài thơ đã gieo vần ở bộ nào thì chỉ được lấy vần ở bộ ấy, không được lấy sang bộ khác.

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Tự khúc-liều thuốc đặc trị cho những người thất tình

                                     TỰ KHÚC

Em ngồi dưới ánh đèn
Vẫn nỗi cô đơn xoãi trên trang giấy
Cánh hoa khô khẳng khiu
Còn níu lại chút hương con gái

Một số vấn đề cơ bản về Nho, Phật, Lão

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỌC THUYẾT NHO, PHẬT, LÃO

1. NHO GIÁO
Nho giáo không phải là một tôn giáo mà là một học thuyết chính trị-xã hội có từ trước thời Khổng Tử. Vấn đề cốt lõi trong vũ trụ quan của Nho giáo là vấn đề thiên mệnh, một thuyết do Chu Công Đản đề cập đến ở đời Tây Chu (trước Khổng Tử cả trăm năm). Sang đời Đông Chu, Khổng Tử kế thừa, phát triển và hệ thống hóa các học thuyết của Chu Công Đản cho phù hợp với thực tế thời Xuân Thu.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Tâm sự nàng Thúy Vân-Thơ Trương Nam Hương

TÂM SỰ NÀNG THÚY VÂN
(Trương Nam Hương)

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Dạy văn là trách nhiệm của nhiều người

DẠY VĂN KHÔNG CHỈ LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN VĂN

Thực trạng dạy Văn - học Văn đã được nói nhiều và đáng được cảnh báo. Tuy nhiên, trách nhiệm không chỉ thuộc về thầy dạy Văn và trò học Văn. Ai cũng biết, văn học có chức năng vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Thế mà, nhiều năm nay không ít người “quên” vai trò của văn học, của môn Văn dẫn đến hiện tượng “cô hàng bán sách lim dim ngủ”; thầy cô “nói như sách” còn học sinh “làm bài như văn mẫu”.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Đổi mới phải đồng bộ

ĐỔI MỚI PHẢI ĐỒNG BỘ
                                                                   
Sau khi đọc kỹ các bài “Từ một chuyện kiểm tra lại” của Tầm Ưu và hai bài trao đổi của Nguyễn Tố Nam (THT 491), Đồng Viết Tạo (THT 492) về phương pháp ra đề kiểm tra của cô giáo Đào Giáng Vân, trường PTTH Lê Trung Kiên, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên, chúng tôi, xin được trao đổi thêm một số vấn đề sau:
1. Về cách ra đề kiểm tra của cô Đào Giáng Hương

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Nguyên nhân học sinh không thích học văn

TÌM NGUYÊN NHÂN HỌC SINH KHÔNG THÍCH HỌC VĂN

Trong bài “Trăm dâu đừng đổ một… đầu tằm” (Giáo dục & Thời đại số 13 ngày 29/01/2005) anh Lê Trung nêu ra ba nguyên nhân dẫn đến môn Văn trong nhà trường xuống cấp, học sinh chán học văn là:
- Áp lực việc làm, nghề nghiệp.
- Văn hóa nhìn lấn át văn hóa đọc.
- “Cưỡi ngựa xem văn” trong giảng dạy văn học và sự lỏng lẻo trong thi cử.

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Nói với con-Thơ Nguyễn Công Thanh

                                                NÓI VỚI CON

Hôm nay con dùng xe máy, bia lon,
Nói chuyện bằng điện thoại di động,
Tiệc vui tổ chức ở những nhà hàng sang trọng,
Được học tập, lao động, vui chơi…

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Từ "lộn" trong Truyện Kiều

Từ “lộn” trong câu thơ Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng
                                                                          (Truyện Kiều)
Trong mục VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN (Tài hoa trẻ số 555), tác giả Lê Xuân Lít đã đưa ra một cách hiểu khác về nghĩa từ “lộn” trong câu Kiều Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng. Sau khi nêu cách giải nghĩa từ này của nhà Hán học Đào Duy Anh, anh giải nghĩa của từ “lộn”: “Nhưng chúng tôi lại ngờ cách giải thích của cụ Đào. Có phải là về nhà mình? Từ lộn tiếng Việt có hai nghĩa: một nghĩa như cụ Đào giải thích và một nghĩa khác là nhầm lẫn, lộn xộn. Lộn nhà, lộn tiền, lộn tài liệu, lộn người…”. Tiếp đó, anh lý giải nghĩa của từ “lộn” trong câu Kiều: “Theo hướng giải thích thứ hai, nhà nghiên cứu Lê Văn Hòe viết: Lộn chồng là bỏ chồng này lấy chồng khác, thay đổi chồng luôn luôn. Về cơ bản chúng tôi đồng ý với ông Văn Hòe nhưng hình như có chỗ chưa kỹ lắm. Chẳng cần phải đổi chồng luôn luôn mới là lộn chồng. Dẫu một lần, cũng lộn rồi. Hơn nữa, bỏ chồng này lấy chồng khác chưa hẳn đã lộn. Lộn là khi bà A có chồng hẳn hoi, bà A bèn lấy ông B, chồng của bà B. Ở đây, chắc trong thâm tâm của bà Hoạn, bà cho rằng Thúc Sinh là chồng của Hoạn Thư. Thúy Kiều lấy Thúc là lộn”.

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Cảm tác đầu xuân

CẢM TÁC ĐẦU XUÂN

Cảm ơn người báo tin vui,
Chuông vừa đổ nhịp đất trời sang xuân
Giã từ năm cũ bâng khuâng,
Bỗng nghe xuân mới thì thầm yêu thương!