Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng-Thơ Khổng Văn Đương

Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng*


              (Khổng Văn Đương)

Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng
Tìm không thấy chỉ thấy trời im lặng
Một mình em trong màn đêm thanh vắng
Tim bồi hồi chân bước vội dưới trăng.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Tìm anh-Thơ Hoài Thương

          TÌM ANH
Tìm anh lc gia bin tim
Gió cn bi cát im lìm vết chân

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

16
CHUYỆN NÀNG THÚY TIÊU
(Nguyên văn: Thúy Tiêu truyện)

Dư Nhuận Chi người đất Kiến Hưng (1), tên là Tạo Tân, có tiếng hay thơ; nhất là về những bài hát, lại càng nức danh ở kinh kỳ, mỗi bài làm ra, phường hát bội đem tiền tặng biếu rất hậu để xin lấy. Nhân thế Dư càng nổi thanh giá ở chốn tao đàn. Cuối đời Thiệu Phong (2) nhà Trần, Dư nhân có việc, vào yết kiến quan Trần soái Lạng Giang là Nguyễn Trung Ngạn (3). Ông Nguyễn thấy Dư đến, lật đật ra tiếp, đặt tiệc ở Phiếm Bích đường thết đãi, gọi mười mấy người con hát ra hát múa ở trước tiệc. Trong bọn con hát có ả Thúy Tiêu là người rất xinh đẹp. Ông Nguyễn đùa bảo Dư sinh rằng:

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Chưa một lần-Thơ Nguyễn Công Thanh

       CHƯA MỘT LẦN

Chưa một lần bẻ ánh trăng non
Nên gần em vô cùng bối rối
Dù ánh mắt liên tục vẫy gọi
Dối lòng mình anh lặng quay đi.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

15

CHUYỆN CÁI CHÙA HOANG Ở HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
(Nguyên văn: Đông Triều phế tự lục)

Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường. Nhất là vùng huyện Đông Triều(1), sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào lũy, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô; gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp. Thần, phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường. Bởi vậy người dân càng kính tin, không dám ngạo mạn. Song đến đời vua Giản Định nhà Trần(2), binh lửa liên miên, nhiều nơi bị đốt; số chùa chiền còn lại mười không  được một mà cái số còn lại  ấy, cũng mưa bay gió chuyển, đổ ngã xiêu nghiêng, tiêu điều đứng rũ ở giữa áng cỏ hoang bụi rậm. Sau khi quân Ngô(3) lui, dân trở về phục nghiệp, có viên quan là Văn Tư Lập đến trị huyện ấy, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát bèn róng rả dân đinh các xã, đánh tranh ken nứa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết. Tư Lập than rằng:

Nhặt-Thơ Hoài Thương

Nht
Anh !
Người đàn ông đi nht ánh mt tri
Thp lên ngàn ánh la xua bóng ti trong em
Ngày đã tt khi b môi em tím tái
Mt thôi cười em ngây di bt hoàng hôn.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Vẫy-Thơ Hoài Thương

Vy

(Hoài Thương
Những chiều tay vẫy nhân tình
Nồng nàn ta thấy bóng mình với xưa
Cỏ non xanh biếc hương đưa
Ngắt vài ngọn tím hứng mưa địa đàng.

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

14
CHUYỆN ĐỐI ĐÁP CỦA NGƯƠI TIỀU PHU Ở NÚI NA
(Nguyên văn: Na sơn tiều đối lục)

Đất Thanh Hóa phần nhiều là núi, bát ngát bao la đến mấy nghìn dặm. Trong đó có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu, bụi trần không bén tới, chân người không bước tới. Hàng ngày, trong động có người tiều phu gánh củi đi ra, đem đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy một đồng tiền nào. Hễ gặp ông già, trẻ con dưới đồng bằng lại nói những chuyện trồng dâu, trồng gai một cách vui vẻ. Ai hỏi họ tên, nhà cửa, tiều phu chỉ cười không trả lời. Mặt trời ngậm núi, lại thủng thỉnh về động. Đương thời cho là người thuộc hạng Thần Môn, Tiếp Dư chứ Thái Hòa(1) trở xuống đều không đủ kể.
Sau đến năm Khai Đại(2) nhà Hồ, Hán Thương đi săn, chợt gặp người ấy trên
đường, vừa đi vừa hát rằng:

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

13

CHUYỆN YÊU QUÁI Ở XƯƠNG GIANG
(Nguyên văn: Xương Giang yêu quái lục)

Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

12

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

        Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại
thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin
với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng
ngừa thái quá. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải
đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm
Thành, bắt nhiều lính tráng. Trương tuy con nhà dòng, nhưng không có học, tên đã
ghi trong sổ khai tráng phải ra sung binh loạt đầu. Lúc chàng ra đi, bà mẹ có dặn
rằng:

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Lời giới thiệu thơ Phạm Bình Thường của Đặng Vương Hưng

NHỮNG BÀI THƠ BẤT THƯỜNG CỦA MỘT NHAN SẮC KIÊU HÃNH
MANG TÊN… BÌNH THƯỜNG
1.
Tôi quen biết tác giả Phạm Bình Thường qua lời giới thiệu của Nghệ sĩ Bành Thông, Chủ tịch Câu lạc bộ Thơ Việt Nam: Cô ấy đẹp nhất nhì Móng Cái và thơ cũng hay nhất nhì Móng Cái! Nhưng đó là một người phụ nữ đáo để, dường như nếu không sinh vào năm ngọ, thì ắt phải chào đời vào tháng ngọ, hoặc ngày ngọ, giờ ngọ… Nghĩa là, tính cách mạnh mẽ của cô ấy giống như “một con ngựa bất kham” và cô ấy có những câu thơ cũng “bất kham” như thế!

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Vài cảm nhận về thơ thơ Phạm Bình Thường

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ PHẠM BÌNH THƯỜNG
                                                          (Lê Văn, email: huao@yahoo.com)
Trước đây, tôi đã đọc một số bài phê bình về thơ Phạm Bình Thường. Người khen thì khen hết mực và người chê thì chê hết lời.
Hôm nay, tình cờ ghé vào blog của PBT. Ngay từ đầu, hình ảnh một người phụ nữ đẹp, cùng mấy câu châm ngôn sống đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc (nhất là người đọc nam giới, tuổi từ tứ tuần trở lên).

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

11

CHUYỆN BỮA TIỆC ĐÊM Ở ĐÀ GIANG *(1)

Năm Bính Dần (1386), vua Trần Phế đế đi săn, đỗ lại trên bờ bắc sông Đà, đêm
mở bữa tiệc ở trong trướng. Có một con cáo từ dưới chân núi đi về phía nam, gặp
một con vượn già, nhân bảo:
- Vua tôi Xương Phù (2) vào rừng săn bắn, để ý vào bọn ta lắm đó. Tính mệnh
các loài chim muông, thật là treo ở sợi dây cung. Nếu tuyết chưa xuống, gió chậm
về, mình sẽ nguy mất, nếu không vẫy đuôi xin thương thì ắt bị cày sân lấp ổ. Tôi
định đến kiếm một lời nói để ngăn cản, bác có vui lòng đi với tôi không?

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

10

CHUYỆN PHẠM TỬ HƯ LÊN CHƠI THIÊN TÀO *

Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, (1) là một người tuấn sảng hào mại không ưa
kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm; Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay
kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt.
Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để
chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ, đời
Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.

Tứ thơ và vai trò của tứ thơ

TỨ THƠ VÀ VAI TRÒ CỦA TỨ THƠ

1. Khái niệm tứ thơ được bàn tới cách đây hơn 1500 năm. Trong Văn tâm điêu long, ở thiên Thần tứ, Lưu Hiệp (đời nhà Lương) đã bàn rất sâu và rất kỹ về tứ. Theo ông, tứ thơ là một cái gì đó rất phi thường: “Cái tứ của văn chương, cái thần của nó xa lắm. Cho nên khi ta lặng lẽ ngừng suy nghĩ lại một chỗ thì cái tứ tiếp với ngàn năm. Ta trầm lặng thay đổi sắc mặt một chút thì cái nhìn của ta đã thông suốt đến vạn dặm”.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

 9

CHUYỆN TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN *

Trong năm Quang Thái (1) đời nhà Trần, người ở Hóa Châu (2) tên là Từ Thức,
vì có phụ ấm được bổ làm Tri huyện Tiên Du (3). Bên cạnh huyện có một tòa chùa
danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến
xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng 2 Bính tý (4),
người ta thấy có cô con gái, tuổi độ 15, 16 phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp
tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà
gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ
Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm
trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen
quan huyện là một người hiền đức.

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

8

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN *

Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lang Giang (1). Chàng vốn khẳng khái nóng nẩy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương phương. Trong làng trước có một tòa  đền, vẫn linh  ứng
lắm. Cuối đời họ Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian, có người dốc hết của cải, gia sản khánh kiệt cũng không đủ để cầu cúng. Tử Văn rất là tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn vung tay không cần gì cả.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

7

CHUYỆN NGHIỆP OAN CỦA ĐÀO THỊ (*)

Ả danh kỹ ở Từ Sơn (1) là Đào Thị, tiểu tự Hàn Than, thông hiểu âm luật và
chữ nghĩa. Niên hiệu Thiệu Phong (2) thứ năm (1345) đời nhà Trần, nàng được tuyển
sung vào làm cung nhân, hằng ngày chầu vua ở tiệc rượu hay ở chiếu bạc.
Một hôm vua thả thuyền chơi trên sông Nhị, rồi đi lần xuống tận bến Đông Bộ
Đầu (3). Vua lãng ngâm rằng:

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

6
CHUYỆN ĐỐI TỤNG Ở LONG CUNG *
(Nguyên văn: Long đình đối tụng lục)

Huyện Vĩnh Lại ở Hồng Châu (1) khi xưa có nhiều giống thủy tộc. Men sông
người ta lập đền thờ đến hơn mười chỗ. Năm tháng dần lâu, có chỗ linh thiêng thành
yêu; song cầu tạnh đảo mưa đều rất linh ứng, nên hương lửa bất tuyệt mà người ta
càng phải kính sợ.  Về đời vua Minh Tông nhà Trần, (2) có quan Thái thú họ Trịnh làm quan ở Hồng Châu, vợ là Dương thị nhân khi về thăm nhà, đỗ thuyền ở bên cạnh một ngôi đền thủy tộc. Bỗng có hai người con gái, bưng một cái hộp nhỏ thếp vàng, đến trước mặt Dương thị nói rằng:

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

5

CHUYỆN KỲ NGỘ Ở TRẠI TÂY (*)
(Nguyên văn: Tây viên kỳ ngộ ký)

Hà Nhân, người học trò quê ở Thiên Trường(1), khoảng năm Thiệu Bình(2) ngụ
ở kinh sư để tòng học cụ ức Trai(3).
Mỗi buổi đi học, đường tất phải qua phường Khúc Giang. Trong phường có cái
trại, gọi là trại Tây, dinh cơ cũ của quan Thái sư triều Trần. Ngày ngày đi qua, Hà
Nhân thường thấy hai người con gái đứng ở bên trong bức tường đổ nhí nhoẻn cười
đùa, hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho Hà Nhân nữa. Lâu lâu
như thế Hà Nhân không mần ngơ được, một hôm mới đứng lại trò chuyện lân la. Hai
người con gái tươi cười bảo:

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

3

CHUYỆN CÂY GẠO (*)

Trình Trung Ngộ là một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng nam buôn bán. Chàng thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê rồi đi lại vào chợ Nam Xang (1). Dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu. Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc. Song đất lạ quê người, biết đâu dò hỏi, chỉ mang một mối tình u uất trong lòng. Một hôm khác, chàng cũng gặp lại, muốn kiếm một lời nói kín đáo để thử khêu gợi, nhưng người con gái đã xốc xiêm rảo bước, và bảo với con hầu gái:

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

2

CHUYỆN NGƯỜI NGHĨA PHỤ Ở KHOÁI CHÂU

Từ Đạt ở Khoái Châu, (1) lên làm quan tại thành Đông Quan (2) thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

1
CÂU CHUYỆN Ở ĐỀN HẠNG VƯƠNG (*)

Quan Thừa chỉ Hồ Tông Thốc (1) là người hay thơ, lại giỏi lối mỉa mai giễu cợt,
khoảng cuối đời Trần, phụng mệnh sang Trung Quốc, nhân đi qua đền Hạng vương
có đề thơ rằng:
Bách nhị sơn hà khởi chiến phong,
Huề tương tử đệ nhập Quan Trung.
Yên tiêu Hàm Cốc châu cung lãnh,
Tuyết tán Hồng Môn ngọc đẩu không.
Nhất bại hữu thiên vong Trạch Tả,
Trùng lai vô địa đáo Giang Đông.
Kinh doanh ngũ tải thành hà sự?
Tiêu đắc khu khu táng Lỗ công.