Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

LỖI AI-Thơ Nguyễn Công Thanh

Ước gì trở lại ngày xưa
Gặp em môi thắm mắt đưa duyên tình
Ước gì ngày ấy hòa bình
Để em không phải một mình đi xa
Bây giờ em của người ta
Lòng anh tê tái biết là lỗi ai?

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Ba lăm mùa hoa nở-Thơ Nguyễn Công Thanh

Bạn bè, thầy cô đã già đi
Chỉ mình em vẫn luôn tươi trẻ
Hỏi ngọc lan bao nhiêu tuổi nhỉ
Dáng hình em mảnh dẻ, xinh tươi.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Ba mươi năm một mái trường-Tùy bút của Nguyễn Công Thanh

BA MƯƠI NĂM MỘT MÁI TRƯỜNG

                (Kỷ niệm 35 năm thành lập Trường CĐSP Đắk Lắk)

Ngày 5 tháng 11 năm 1982, tôi đặt chân đến Đắk Lắk-đến vùng đất xa lạ, chỉ biết trên bản đồ và trong sách vở một cách tự nguyện theo sự rủ rê của anh bạn cùng lớp. Chúng tôi đơn giản lắm. Ra trường đi đâu cũng được, miễn là được ăn no, vài năm sau được trở về quê nhà công tác. Thời ấy, nhà nước có chính sách lên công tác miền núi 4-5 năm sẽ được trở về quê. Bởi thế, tôi đã hủy bỏ đăng ký đi Tiền Giang để “được” đến Đắk Lắk.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

18

CHUYỆN LỆ NƯƠNG
(Nguyên văn: Lệ Nương truyện)

Nguyễn Thị Diễm là người một họ lớn ở huyện Đông Sơn (1) em họ ngoại của Trần Khát Chân; cùng người đàn bà họ Lý quê ở huyện Cẩm Giàng, (2) cùng mở ngôi hàng bán phấn đối cửa nhau tại bên ngoài thành Tây Đô (3). Xóm giềng gần gặn, tình nghĩa ngày một thân nhưng cả hai đều chưa con cái. Một hôm, đến động Hồ Công (4) làm lễ cầu tự. Lý thị bảo với Nguyễn thị rằng:

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Đố Kiều-nét văn hóa dân gian cần được bảo lưu

ĐỐ KIỀU-NÉT VĂN HÓA DÂN GIAN CẦN ĐƯỢC BẢO LƯU
                                                                       (Vương Trọng)
Trong lịch sử văn học Việt Nam, không có một tác phẩm nào có tính phổ cập rộng lớn như "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du. Không thể thống kê hết số người thuộc toàn bộ 3.254 câu, và khó tìm được một người dân Việt Nam mà không thuộc một vài đoạn, một vài câu Kiều.
Thế kỷ này qua thế kỷ khác, dân ta mê rồi nghĩ ra các cách thưởng thức "Truyện Kiều". Nếu như vịnh Kiều, bình Kiều là công việc của giới nhà Nho, trí thức, thì ngâm Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều... và đặc biệt là đố Kiều được quần chúng bình dân tham gia rộng rãi.

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

 17

CHUYỆN LÝ TƯỚNG QUÂN

Vua Giản Định nhà Hậu Trần lên ngôi ở Mô Độ (1), hào kiệt bốn phương, gần xa hưởng ứng, đều chiêu tập đồ đảng làm quân Cần Vương. Người huyện Đông Thành(2) là Lý Hữu Chi cũng do chân một người làm ruộng nổi lên, tính vốn dữ tợn nhưng có sức khỏe, giỏi đánh trận, Quốc công Đặng Tất (3) tiến cử cho Lý được làm chức tướng quân, sai cầm một cánh hương binh đi đánh giặc. Quyền vị đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép, dựa lũ trộm cướp như lòng ruột, coi người nho sĩ như cừu thù, thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán, lại tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất, đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về. Người trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều vai sưng tay rách, rất là khổ sở, nhưng hắn vẫn điềm nhiên không chút động tâm.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Thư gửi quý độc giả

         Thân gửi quý độc giả!
         Blog Nắng Ban Mê mấy lâu nay rất hân hạnh được quý bạn đọc ghé thăm, chia sẻ, động viên. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tấm lòng thịnh tình của quý vị. Gần đây, không hiểu sao, blog chỉ bàn về văn chương mà vẫn bị bức tường lửa ngăn chặn. Ngay chủ blog cũng cảm thấy khó chịu mỗi khi vào, huống hồ là quý bạn đọc. Để giúp bạn đọc không phải chịu cảnh đang đọc phải dừng lại hoặc mở mãi không được, chúng tôi xin quý độc giả hãy dùng chương trình "phá bức tường lửa" cài vào máy trước khi vào blog.

Nếu như bạn bị tường lửa chặn và không vào được blog, bạn hãy làm theo cách sau để có thể truy cập vào lđược nhé.

Các bạn có thể sử dụng chương trình để vượt tường lửa rất hữu hiệu, không cần phải cài đặt vào máy.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Cột mốc-Nguyễn Công Thanh

                                               CỘT MỐC

Không có ngày ba mươi tháng Tư
Tôi đã thành nấm mồ vô chủ
Hồn ma lang thang nơi rừng rú
Chết rồi vẫn nặng nợ trần gian.