Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Vần và nhịp trong thơ ca Việt Nam

VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ CA VIỆT NAM
          I. VẦN
          1. Khái niệm về vần thơ
          Trong thơ ca, khuôn vần được lặp lại ở dòng thơ tiếp theo, gọi là “hiệp vần thơ”.
          Thơ ca Trung Quốc, tất cả vần được qui định thành 106 bộ. Một bài thơ đã gieo vần ở bộ nào thì chỉ được lấy vần ở bộ ấy, không được lấy sang bộ khác.
          Thơ ca tiếng Việt không có một qui định vần bộ nào. Từ nào có quan hệ với Trung Quốc thì có thể phỏng theo, còn những từ thuần Việt thì theo qui luật âm thanh của tiếng Việt. Bởi vậy, vần chính trong một bài thơ Việt là do người làm thơ chọn lấy, coi như là vần chủ. Vần chủ đó có thể ghép với những vần đọc với giọng na ná, gọi là vần thông.
          Các nhà nghiên cứu Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức (Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại) đã tóm tắt qui luật về vần như sau:
          a. Về thanh bằng thông với nhau
          - Nếu cùng một thanh thì phụ âm đầu phải khác nhau (trừ trường hợp khi dùng một từ mà nghĩa khác nhau).
          - Nếu khác thanh, thì phụ âm đầu có thể giống nhau.
          b. Về âm của vần
          b.1. Vần chính (chính vận)
- Phải có âm giống nhau
- Phụ âm cuối (nếu có) phải giống nhau    Theo qui luật của thanh ở trên.
- Phụ âm đầu (nếu có) phải khác nhau
Ví dụ: ● Trường, dương, vương
           ● ang, hoang, trang
           ● càng, vãng, láng, trang
          b.2. Vần thông (thông vận)
   - Có âm na ná như nhau
   - Phụ âm cuối (nếu có) có thể hơi khác nhau   Theo qui luật của thanh ở trên. (tức na ná như nhau)
     - Phụ âm đầu (nếu có) có thể giống nhau
Ví dụ:  ● trong, tong, tùng, tuồng
            ● an, ăn, lâng
            ● quen, quên, in, yên
          Ngoài ra còn có vần ép (áp vận): độ hòa âm cực kì cưỡng ép. Nhưng trong thực tế vẫn được các nhà thơ sử dụng.
          Ví dụ:             Trống Tràng Thành lung lay bóng nguyệt
                                  Khói Cam Tuyền mờ mịt thức mây.
                                   (Chinh phụ ngâm-bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
          2.  Vần của thể thơ lục bát
          Niêm luật của thể thơ lục bát khá giản dị, có thể tóm tắt theo hai hệ thống như sau:
          2.1. Hệ thống phổ biến
          Vần bằng (tiếng thứ 6 câu sáu, tiếng thứ 6 và thứ 8 câu tám)

1
2
3
4
5
6
7
8
Lục
-
bằng
-
trắc
-
bằng


Bát
-
bằng
-
trắc
-
bằng
-
bằng
        Các tiếng thứ 4, thứ 6, thứ 8 nhất thiết phải theo trắc bằng cố định; riêng tiếng thứ 2 có thể linh động bằng hay trắc.
        Ví dụ:              Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
                     Chẳng lịch cũng thể con người thượng kinh
                                                                  (Ca dao)
          2.2. Hệ thống đặc biệt
          Có hai điểm khác với hệ thống trên
          - Vần trắc
          Ví dụ:               Tò vò mà nuôi con nhện
                           Ngày sau nó lớn nó quện nhau đi
                                                          (Ca dao)
          - Vần lưng gieo ở từ thứ 4 câu bát
          Ví dụ:                 Núi cao chi lắm núi ơi
                          Núi che mặt trời chẳng thấy người thương
                                                                (Ca dao)
          2.3. Cũng như các thể thơ khác, thơ lục bát cũng sử dụng 3 loại vần trên. Những  bậc thầy về thơ ca lục bát như Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Tố Hữu, Nguyễn Duy cũng có lúc sử dụng vần thông. Chẳng hạn:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên xoang
Một thiên “Bạc mệnh” lại càng não nhân.
                                 (Truyện Kiều- Nguyễn Du)  
          II. NHỊP ĐIỆU
1.     Khái niệm nhịp điệu
 “ Nhịp điệu là yếu tố tổ chức biểu đạt nghệ thuật thuộc các chủng loại khác nhau mà trong nghệ thuật thính giác như âm nhạc, thơ ca… thể hiện tiêu biểu” (Nguyễn Thái Hoà, Từ điển tu từ- phong cách- thi pháp học).
Khác với vần, tuy quan trọng nhưng không bắt buộc phải có trong mọi bài thơ, nhất là thơ tự do; còn sự tồn tại của nhịp lại mang tính tất yếu, phổ quát, bắt buộc. Mọi bài thơ đều phải có nhịp. Không có nhịp chưa tạo thành thơ. Nhà thơ Sóng Hồng đã nhấn mạnh đến vai trò của nhịp khi cho rằng: “Vần hay không tôi cho là thứ yếu/ Âm thanh không réo rắt đố thành thơ”. TS. Phan Huy Dũng cũng khẳng định: “Cũng như nhiều loại nghệ thuật thời gian, thơ trữ tình bao giờ cũng quan tâm tới vấn đề nhịp điệu. Bởi không có nhịp điệu, người đọc không thể nhận thức nổi, nhận thức đúng về nội dung của chuỗi âm thanh, chuỗi ngôn từ phát ra tưởng chừng vô tận theo thời gian. Nhờ nhịp điệu mà chuỗi ngôn từ tưởng như bất định kia được cấu trúc, trở thành tác phẩm nghệ thuật, có khả năng gây xúc động lòng người…” (Luận án Tiến sĩ ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội-1999).
Nói một cách khái quát, nhịp thơ là cái được nhận thức thông qua toàn bộ sự lặp lại có tính chu kỳ, cách quãng hoặc luân phiên theo thời gian của những chỗ ngừng, chỗ ngắt và của những đơn vị văn bản như câu thơ, khổ thơ, thậm chí đoạn thơ.
2. Các dấu hiệu hình thức của nhịp điệu thơ
Ngoài những dấu hiệu cú pháp như dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm… xuất hiện trên dòng thơ, câu thơ, người phân tích nhịp thơ còn phải chú ý các dấu hiệu hình thức sau:
2.1. Chỗ ngừng, chỗ ngắt được phân bố trong dòng thơ, câu thơ, khổ thơ
Những điểm ngắt, điểm ngừng đã phân chia chuỗi ngôn từ ra thành từng nhóm  âm tiết, thành dòng, thành câu, thành khổ, thành đoạn - tức là những chỉnh thể của văn bản thơ. Vì thế, người đọc thơ phải nắm vững kỹ thuật tạo nhịp trong từng thể thơ để ngắt nhịp cho đúng.
Trong các thể thơ cách luật, điểm ngắt, điểm ngừng thường được bố trí vào các vị trí cố định và xuất hiện đều đặn theo chu kỳ.
Thơ Đường luật thường ngắt theo nhịp 4/3.
Ví dụ:  Ao thu lạnh lẽo/ nước trong veo
Một chiếc thuyền câu/ bé tẻo teo.
       (Mùa thu câu cá- Nguyễn Khuyến)
Thơ lục bát chủ yếu ngắt theo nhịp chẵn 2/4 (2/2/2, 4/2); 4/4 (2/2/4, 2/2/2/2, 4/2/2).
Ví dụ: Trời mưa ướt bụi/ ướt bờ,
Ướt cây/ ướt lá/ ai ngờ ướt em.
                             (Ca dao)
Này chồng/ này mẹ/ này cha,
Này là em ruột/ này là em dâu.
    (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Nhưng khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng khác thường, bất định… thì có thể chuyển sang nhịp thơ lẻ 3/3, 1/5, 3/5…
Ví dụ:  Người quốc sắc/ kẻ thiên tài
Tình trong như đã/ mặt ngoài còn e.
              (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Buồng không/ lặng ngắt như tờ
Dấu xe ngựa/ đã rêu lờ mờ xanh.
              (Truyện Kiều - Nguyễn Du)
Thơ thất ngôn lục bát, ở câu lục bát, nhịp điệu như thể lục bát; còn ở câu thất ngôn thường có nhịp 3/4 hoặc 3/2/2.
Ví dụ: Thuở trời đất/ nổi cơn gió bụi
Khách má hồng/ nhiều nỗi truân chuyên.
      (Chinh phụ ngâm - bản dịch của Đoàn Thị Điểm)
Bến Tầm Dương/ canh khuya/ đưa khách
Quạnh hơi thu/ lau lách/ đìu hiu.
          ( Tỳ bà hành - bản dịch của Phan Huy Vịnh)
Trong thơ tự do, điểm ngắt, điểm ngừng được phân bố linh hoạt, phóng khoáng không tuân theo khuôn khổ nào. Người phân tích nhịp điệu thơ phải dựa vào ý nghĩa ngôn từ và dòng chảy cảm xúc của nhà thơ để xác định điểm ngừng, điểm ngắt mà ngắt nhịp cho đúng.
Ví dụ: Đêm lạnh/ càng thêm nguyệt tỏ ngời
Đàn ghê như nước/ lạnh/ trời ơi!
                  (Nguyệt Cầm - Xuân Diệu)
Người ra đi/ đầu không ngoảnh lại
Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy.
                  (Đất nước - Nguyễn Đình Thi)
2.2. Vần
Chỗ ngừng, chỗ ngắt có liên quan hoặc không liên quan đến sự tồn tại của vần nhưng mỗi khi chỗ ngừng, chỗ ngắt nhờ vần bao giờ cũng có một vị trí nổi bật. Nhờ vần, những chỗ ngừng, chỗ ngắt trở nên sắc nét hơn.
Ví dụ: Tôi lại về/ quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa/ nắng dài bãi cát…
                     (Mẹ Tơm - Tố Hữu)
Câu thứ 2 ngắt nhịp sau âm tiết “trưa” - một âm tiết mang vần. Với vần “ưa” được gieo vào vị trí bất ngờ (tiếng thứ 3 của câu thơ), nhịp thơ được cảm nhận một cách rõ ràng, có thể đưa đến ấn tượng về một sắc nắng vừa chói chang, vừa dịu dàng (do âm sắc trung hoà của vần “ưa” gợi ra). Tiếp đó, nhờ chỗ ngắt, từ “dài” nằm trong nhịp sau bỗng nhiên mang đầy cảm giác do nó được kéo dài ra. Theo liên tưởng tự nhiên, trước mắt người đọc bỗng hiện lên một bãi cát trải dài, lấp lánh dưới ánh nắng vàng tươi.
Trong thơ tự do số lượng âm tiết trong từng dòng thường không cố định, đơn vị nhịp điệu có thể dài ngắn khác nhau; không thể ngừng nhịp theo mô hình có sẵn như trong thơ cách luật. Do đó, trong nhiều trường hợp vần trở thành một tiêu chí rất quan trọng giúp người đọc ngừng nhịp đúng chỗ.
Ví dụ: Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
           Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay…
                          (Tống biệt hành - Thâm Tâm)
2.3. Yếu tố tạo nên nhịp điệu trong thơ còn là những chỗ nhấn do trọng âm của từ  qui định (đối với ngôn ngữ có trọng âm như tiếng Nga) hay do thanh điệu, do âm sắc nổi bật của âm tiết nào đó trong mối tương quan với những âm tiết khác (như tiếng Việt). Những “điểm nhấn” không chỉ liên quan tới vài từ cá biệt trong câu thơ như từ láy, từ địa phương, từ Hán Việt, từ diễn tả âm thanh, màu sắc, động tác… mà còn gắn rất chặt với hình thức điệp từ, điệp ngữ lan từ  dòng thơ, câu thơ sang đoạn thơ. Vì thế, khi phân tích nhịp điệu bài thơ, chúng ta phải lưu ý tới những “điểm nhấn” bởi đó là một trong những dấu hiệu hình thức tạo nên nhịp điệu thơ.
Ví dụ 1: Nhịp điệu câu thơ: Lác đác bên sông/chợ mấy nhà (Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan) được cảm nhận vừa qua hình thức ngắt nhịp 4/3 mang tính qui phạm của thơ Đường vừa qua nghệ thuật đảo ngữ mạnh mẽ và qua âm điệu nổi bật của từ láy “lác đác”. Đồng thời các yếu tố trên lại còn hỗ trợ cho nhau vì một nhịp điệu chung. Chẳng hạn, sự kết hợp giữa cú pháp đảo ngữ với âm điệu của từ láy làm cho câu thơ càng thêm nổi bật, gây ấn tượng về sự thưa vắng đối với người đọc.
Ví dụ 2: Trong khổ thơ
Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây…
Thầm thĩ với ai ngồi dưới trúc,
Nghe ra ý vị và thơ ngây…
       (Mùa xuân chín - Hàn Mạc Tử)
Những từ  láy “vắt vẻo”, “hổn hển”, “thầm thĩ”; những từ chỉ tính chất “ý vị”, “thơ ngây” khi đọc bất giác chúng ta phải nhấn mạnh do chính đặc trưng âm thanh và ý nghĩa của chúng đưa lại.
2.4. Đơn vị cơ bản để khảo sát nhịp của một bài thơ là câu thơ hoặc khổ thơ. Trong thơ cổ, mỗi câu thơ là một đơn vị cơ bản để khảo sát vì mỗi câu thơ thường có tính chất độc lập tương đối. Còn trong thơ hiện đại, có khi đơn vị cấu tạo cơ sở của nó không  phải là câu mà là khổ thơ. Cho nên khi phân tích nhịp điệu của thơ hiện đại chúng ta nhiều khi phải dựa vào ý nghĩa ngôn từ cả khổ thơ.
Ví dụ: Cả khổ thơ
 Này lắng nghe em khúc nhạc thơm
 Say người như rượu tối tân hôn;
 Như hương thấm tận qua xương tuỷ,
 Âm điệu, thần tiên, thấm tận hồn.
                  (Huyền diệu - Xuân Diệu)
là một câu thơ chỉ cái ngây ngất, chuếnh choáng do khúc nhạc thơm tạo nên. Cho nên phải lấy đơn vị đoạn để phân tích nhịp điệu các dòng thơ trên.
Trên đây là những dấu hiệu hình thức của nhịp điệu thơ trữ tình mà chúng ta thường gặp khi phân tích nhịp điệu thơ. Người đọc thơ, phân tích thơ phải nắm vững thì mới có thể truyền được đầy đủ cảm xúc của nhà thơ gửi gắm trong tác phẩm.
Nguyễn Công Thanh
(Lucbat.com)


15 nhận xét:


  1. Mn
    Nha
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi
    Hi hi hi hi hi hi hi hi
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha
    Ha Ha Ha Ha Ha h Ha Ha

    Trả lờiXóa
  2. Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii Thôiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

    Trả lờiXóa
  3. Vần nhịp của thơ là gì
    Của bài thơ xuân về

    Trả lờiXóa
  4. Bọn bây bị dở hơi à :)?

    Trả lờiXóa