Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Chữ "Hoa" trong Tây Tiến

CHỮ “HOA” TRONG TÂY TIẾN

Sau khi đọc bài “Chen ngang một chữ “hoa” trong Tây tiến của Võ Minh (THT 486), tôi rất cảm phục và có phần đồng cảm về những suy nghĩ riêng của tác giả bài báo. Anh không phụ thuộc về cách hiểu chữ “hoa” trong Tây tiến của những giáo sư, tiến sĩ ở các tài liệu tham khảo. Anh cũng đưa ra một cách cảm thụ hợp lý về thơ văn: “Cái đẹp bắt nguồn từ cái đúng, có từ trong cái đúng. Nói chính xác là cái đúng được phản ánh qua nói và viết bằng sự biểu cảm tinh tế, tài hoa một cách rất văn học thì đạt đến cái đẹp văn chương”. Từ quan niêm đó, Võ Minh đã lý giải hợp lý chữ “hoa” trong câu thơ Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa: “ Chủ thể “hoa” ở đây là biểu trưng, là hình ảnh nhằm biểu đạt những ngọn đuốc bừng lên trong đêm hội như cả một vùng hoa nở giữa núi rừng về đêm vậy”.

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2010

Nhớ mãi trường xưa- Thơ Nguyễn Công Thanh

                                             NHỚ MÃI TRƯỜNG XƯA

Mười năm trở lại trường xưa,
Ngọc lan vẫn đợi vẫn chờ đó sao!

Thứ Bảy, 25 tháng 12, 2010

Nét đặc sắc của "Bài thơ về tiểu đội xe không kính"

NÉT ĐẶC SẮC CỦA BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH

Bài thơ về Tiểu đội xe không kính là bài ca về những đoàn xe ra trận trong những năm “tất cả vì Miền Nam phía trước”. Là người lính trong đoàn quân “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” nên Phạm Tiến Duật không chỉ mang vào thơ hơi thở nóng hổi của chiến tranh mà còn phản ánh chân thực những khó khăn, thiếu thốn cũng như tinh thần lạc quan, yêu đời, không sợ hy sinh gian khổ của người lính lái xe.

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Trúng số-Truyện Mini

TRÚNG SỐ

Ông Toàn là người nổi tiêng liêm khiết. Hơn hai mươi năm làm giám đốc mà ông và gia đình vẫn sống trong ngôi nhà cấp bốn cũ kỹ, chật hẹp. Đồ đạc trong nhà ngoài xe máy “nghĩa địa”, ti vi đời cũ và một tủ sách chẳng còn gì có giá trị. Trong các cuộc họp cơ quan, ông thường nói đến phẩm chất của người cán bộ là phải cần kiệm, liêm khiết, chí công vô tư. Phải lo trước  cái lo của mọi người và vui sau cái vui của quần chúng. Những lúc cao hứng ông còn lấy mình ra làm ví dụ coi như đó là tấm gương cho cán bộ và nhân viên học tập noi theo. Vì thế uy tín của ông cao lắm, tiếng nói của ông rất có trọng lượng. Mọi việc trong cơ quan ông quán xuyến tất cả. Tuổi cao, công việc bề bộn nhưng ông rất vui. Nụ cười luôn rạng rỡ trên khuôn mặt già nua và nhăn nheo của ông.

Thứ Tư, 15 tháng 12, 2010

Thương con-Truyện Mini

THƯƠNG CON

Cứ mỗi lần ông mắng con là bà nước mắt lã chã. Nhà có nhiều nhặn gì cho cam. Chỉ có ba mặt con. Thuở nhỏ, chúng đã phải chịu nhiều khổ cực. Thiếu ăn, thiếu mặc. Thằng cả, con hai “nửa đường đứt gánh” nghỉ học giữa chừng. Nghĩ lại những ngày đó lòng bà đau như cắt.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Vỡ mộng-Truyện Mini

VỠ MỘNG

Thời bao cấp gia đình ông rất khó khăn. Cả nhà chỉ trông chờ vào gánh phở bán rong của bà. Thành thử hai đứa con đầu nửa đường đứt gánh, bỏ học giữa chừng.Thằng cả phải nghỉ học lớp 10 để về đi phụ xe. Cô hai xong lớp 9 rồi cùng mẹ bán phở. 

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Hoa trầu-truyện Mini

HOA TRẦU

Sau ngày bố tôi mất, mẹ chuyển đến ở với gia đình tôi. Nhà tôi ở phố đất hẹp người đông nên chẳng có việc gì cho mẹ làm. Suốt ngày mẹ nằm trong phòng. Mặt buồn rười rượi. Vợ tôi mua thêm tivi để vào phòng mẹ. Cháu Hà vào ngủ với bà và vài ba ngày thuê băng về chiếu phim cho mẹ xem. Nhưng phim ảnh bây giờ nặng về bạo lực, gợi tình; các cảnh quảng cáo thường mượn cái đẹp thiên phú của cơ thể phụ nữ để phô trương cho sản phẩm của mình, không hợp với thị hiếu của mẹ. Mẹ nói thác là để cho cháu học, ít khi ngó ngàng tới tivi, phim ảnh.

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Nhớ nghề-Truyện Mini

NHỚ NGHỀ

Trước đây, Tuấn làm nghề dạy học. Lương giáo viên “ba cọc ba đồng” không đủ nuôi con ăn học nên anh phải xin thôi việc. Tiền trợ cấp “nhận một lần” cộng thêm tiền vay mượn nội ngoại, anh mua được một mảnh vườn bên bờ suối để trồng rau. Nhờ siêng năng cần cù và biết áp dụng kỹ thuật canh tác nên vườn rau nhà anh tốt lắm. Rau xanh non mơn mởn, mượt mà. Chỉ nhìn đã thấy ngon con mắt. Ngoài những loại rau thông thường theo thời vụ, Tuấn còn biết lợi dụng khí hậu mát mẻ của Tây Nguyên vào mùa hạ để trồng rau trái vụ và những giống rau cao cấp như su lơ, đậu ngự… nên rau của anh được các chủ vựa ở thành phố bao tiêu trọn gói. Cứ vài ngày họ lại cho người đánh xe vào lấy hàng.

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Chuyện sếp ly hôn-Truyện Mini

CHUYỆN SẾP LY HÔN

Tin vợ chồng sếp đưa nhau ra tòa lan nhanh trong cơ quan. Nó trở thành đề tài bàn luận sốt dẻo của mọi người. Nghe đâu sếp bị vợ bỏ vì suốt ngày đêm mải mê công việc cơ quan. Mà nghĩ cũng tội từ ký hợp đồng, mua sắm trang thiết bị đổi mới công nghệ cho đến xây dựng nhà xưởng, mở rộng qui mô sản xuất… một mình sếp lo cả. Còn thời gian, sức lực đâu mà nghĩ tới vợ con. Vợ sếp đang tuổi hồi xuân, năm canh vò võ làm sao chịu nổi! Ngày xưa người ta lo cái ăn, cái mặc chứ bây giờ đã có cơm ngon, áo đẹp, cuộc sống tinh thần trở nên vô cùng quan trọng. Nghĩ cho cùng chị ta vừa đáng trách nhưng cũng thật đáng thương. Có lẽ xuất phát từ lòng vị tha nên sếp không những đồng ý ly hôn mà còn để lại toàn bộ nhà cửa, tài sản cho chị. Còn sếp chỉ mang đồ dùng cá nhân đến ở phòng tập thể của cơ quan. Đây là dãy nhà cấp 4 được xây dựng từ thời bao cấp. Tường mốc meo rạn nứt. Mái ngói đã có nhiều chỗ dột. Được cái nó nằm ngay mặt phố chính nên rất có giá. Nhiều lần anh em trong cơ quan đề nghị thanh lý nhưng sếp chưa chịu.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Đường vòng-Truyện Mini

ĐƯỜNG VÒNG

Ông Lợi làm tổng giám đốc trên 20 năm. Tuổi nghỉ hưu đã cận kề. Thế mà anh con trai đầu của ông vẫn lẹt đẹt ở chức phó phòng. Hồi bằng tuổi nó bây giờ, ông đã là phó tổng giám đốc thường trực.được chức vụ của ông. Nghĩ tới đó, ông toát mồ hôi hột. Chả lẽ công sức ông bỏ ra mấy mươi năm qua lại cho kẻ khác hưởng. Còn con ông phải chịu cảnh làm tôi làm tớ cho người ta. Nhưng đề bạt một phó phòng lên phó tổng giám đốc thì ông không làm được. Chẳng những cấp dưới dị nghị, người trong cơ quan tiếng ra tiếng vào mà cấp trên ai chấp nhận cho. Vì thế, trước kỳ đại hội đảng bộ ông nói nhỏ với mấy chiến hữu thân cận cơ cấu con ông vào danh sách đề cử bầu vào cấp ủy. Sau đó, một cuộc vận động hành lang được mở ra. Những cán bộ dưới quyền ông sốt sắng làm công tác vận động. Họ gặp từng đảng viên đề nghị bỏ phiếu cho con tổng giám đốc. Ông rất vui và hết sức tin tưởng vào nước cờ độc chiêu của mình. Ai ngờ, trong đại hội người có số phiếu thấp nhất là con ông. Ông điếng người, các “tham mưu con” chết lặng trong tiếng vỗ tay rào rào của cả hội trường khi tổ kiểm phiếu công bố kết quả bầu cử. Cứ đà này, ngày ông hạ cánh cậu ta chưa kế nhiệm.

Thứ Hai, 6 tháng 12, 2010

Cao thủ-Truyện Mini

CAO THỦ

Nhiều sếp sắp đến ngày về hưu thường buồn và bị sốc. Riêng ông lại khác hẳn. Ông không những rất vui vẻ mà còn thông báo cho cả cơ quan biết cuối năm này mình sẽ nghỉ hưu để nhường ghế giám đốc cho lớp trẻ. Tiếp đó, ông còn nói thêm: “Cấp trên

Thứ Bảy, 4 tháng 12, 2010

Được mời-Truyện Mini

ĐƯỢC MỜI

Vừa vào phòng, Thành thấy cái thiếp mời rất đẹp đặt trên bàn làm việc của mình. Mọi người hôm nay nhìn anh với ánh mắt là lạ. Anh cầm tờ thiệp lên rồi lẩm nhẩm đọc:

Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010

Sắp xếp tổ chức-Truyện mini

SẮP XẾP TỔ CHỨC

Năm nay, ông sắp sáu mươi. Sức ông còn khỏe, trí ông còn sáng. Ông còn phục vụ được nhiều năm nữa cho đất nước nhưng cấp trên đã thông báo hết năm nay ông sẽ nghỉ hưu. Trong cuộc họp cơ quan (sau khi đã nhận được thông báo), ông tuyên bố:

Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Thức tỉnh-Truyện mini của Nguyễn Công Thanh

THỨC TỈNH

Hắn rất bận. Việc cơ quan xong là hắn phóng xe về nhà ngay. Hàng núi công việc đang chờ hắn ở nhà. Lúc đầu hắn chỉ kẻ vẽ quảng cáo. Dần dần hắn mua được máy chụp ảnh, quay phim. Giờ đây, nhà hắn làm thêm cả đánh máy vi tính, in ấn, photocopy, ép platic.

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2010

Chùm thơ tứ tuyệt-Thơ Nguyễn Công Thanh

                                                                              MỘT ĐÊM
Một đêm đưa mẹ đi cấp cứu
Sáng ra đã trắng nửa mái đầu

Thứ Ba, 9 tháng 11, 2010

Nỗi buồn trong sáng của Puskin trong "Con đường mùa đông"

NỖI BUỒN TRONG SÁNG CỦA THI NHÂN

Nhà thơ miêu tả “con đường mùa đông” rất đặc trưng Nga trong một đêm trăng mờ. Con đường trắng xóa băng tuyết trải dài giữa thảo nguyên mênh mông và hoang vắng. Cũng có trăng nhưng không không phải là ánh trăng sáng “vằng vặc giữa trời”, hay ánh trăng hồn nhiên, vui tươi, nhí nhảnh “vào cửa sổ đòi thơ” mà là ánh trăng vô hồn, ánh trăng buồn bã đang uể oải chiếu sáng xuống cánh đồng buồn:
Trăng buồn bã dội ánh sáng
Lên cánh đồng u buồn.

Thứ Ba, 2 tháng 11, 2010

Khát vọng tình yêu trong "Sóng" của Xuân Quỳnh

KHÁT VỌNG TÌNH YÊU CỦA MỘT TÂM HỒN TRONG SÁNG

Xuân Quỳnh là nhà thơ nữ viết nhiều và viết hay về tình yêu. Chị thường lấy những hình tượng xao động, phóng khoáng như sóng, biển và thuyền… để hóa thân, để giãi bày tâm sự. Sóng là bài thơ đặc sắc của chị được sáng tác trong thời điểm “nước sôi lửa bỏng” cả nước lên đường đánh giặc (1968).

Thứ Tư, 27 tháng 10, 2010

"Mùa xuân chín"-một mùa xuân đầy màu sắc và âm thanh

MÙA XUÂN CHÍN-MỘT MÙA XUÂN
ĐẦY MÀU SẮC VÀ ÂM THANH

Vườn thơ của Hàn “rộng rinh không bờ bến”. Ở đó, không chỉ có những vần thơ đau thương, kì dị, điên cuồng, tuyệt vọng mà còn có cả những vần thơ đầy thơ mộng, trong sáng, yêu đời… viết về cảnh quê, tình quê. Bài thơ Mùa xuân chín là một trong những bài thơ thuộc loại đó mà Hàn hiến dâng cho đời.

ƯỚC-Thơ Nguyễn Công Thanh

ƯỚC

Dẫu rằng em đã có chồng
Khát khao cháy bỏng nỗi lòng ai hay
Ước gì anh ấy dại ngây
Nhan sắc lúng liếng hao gầy hồn tôi.

Thứ Hai, 11 tháng 10, 2010

Sống với chính mình-Thơ Nguyễn Công Thanh

                                 SỐNG VỚI CHÍNH MÌNH

Cuộc đời là vô định
Sao em cứ bình thường?
Cuộc đời luôn nổi nênh
Sao em thích bình lặng?

Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2010

Xuân tình-Thơ Nguyễn Công Thanh

XUÂN TÌNH

Năm mươi mình nghĩ đã già
Gặp em mới biết đang là đôi mươi.

Em càng trẻ đẹp xinh tươi
Anh càng khao khát như thời mới yêu.

Thứ Bảy, 2 tháng 10, 2010

Ước gì em của ngày xưa-Nguyễn Công Thanh

ƯỚC GÌ EM CỦA NGÀY XƯA

Từ ngày vào hội “hoàng gia”
Sớm cà phê
chiều trà
tối bia.

Vài suy nghĩ về tác phẩm "Độc Tiểu Thanh ký" của Nguyễn Du-Nguyễn Công Thanh

“SON PHẤN” VÀ “VĂN CHƯƠNG”
CỦA NÀNG TIỂU THANH

Nguyễn Du là nhà thơ có lòng thương cảm sâu sắc với mọi kiếp người, đặc biệt là với những người phụ nữ tài sắc bị xã hội vùi dập. Trong Truyện Kiều, ông đã nhiều lần thốt lên:
        Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Vài lời chiêu tuyết cho Thúy Vân-Nguyễn Công Thanh

VÀI LỜI CHIÊU TUYẾT CHO THÚY VÂN

Xưa nay có hai cách nhìn nhận, đánh giá nhân vật Thúy Vân trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: một chia sẻ, cảm thông, yêu mến; một thờ ơ, hững hờ, trách móc. Gần đây, trong bài Thúy Vân, em là ai (THT số 277+278) TS. Lê Thu Yến một lần nữa đứng về quan niệm thứ hai chê trách Thúy Vân vô tâm, vô cảm.

Kiếm tìm-Thơ Nguyễn Công Thanh

KIẾM TÌM

 Bao năm mãi miết kiếm tìm
Lên non, xuống biển vẫn tìm không ra
Cuối đời đột quỵ nằm nhà
Sớm khuya chăm sóc hóa ra rất gần.

Thứ Năm, 23 tháng 9, 2010

Nét ngài trong Truyện Kiều-Nguyễn Công Thanh

“NÉT NGÀI” TRONG TRUYỆN KIỀU

Đọc bài “Nét ngài trong Truyện Kiều của Nguyễn Xuân Tùng (Báo GD & TĐ số 78/2003) người xứ Nghệ sẽ reo lên: Đúng! Đúng lắm. Chả là phương ngữ Nghệ Tĩnh thường có hiện tượng đọc chệch âm như âm “ươ” thành âm “a” (nước→ nác, người→ ngài); âm “âu” thành âm “u” (trâu→ tru); âm “uô’ thành âm “o” (muối→ mói, muỗi→ mọi)…

Thứ Năm, 16 tháng 9, 2010

Nghề gieo chữ-Thơ Nguyễn Công Thanh

Cầu Kiều dẫn lối sang sông
Công lao người bắc ghi lòng sao quên!
Chúng em thấu hiểu nỗi niềm
Những người dạy học kết duyên với nghề.

Thứ Năm, 9 tháng 9, 2010

Ngày ấy bây giờ-Thơ Nguyễn Công Thanh

Chúng mình ngày ấy... đôi mươi
Văn mười chín nhánh mỗi người một phương
Bao năm xa bạn xa trường
Chợt nghe nỗi nhớ thân thương gọi về.

Thứ Tư, 1 tháng 9, 2010

Tính cách Việt-Thơ Nguyễn Công Thanh

Từ thuở Hồng Bàng đã có đảo xa
Cha Long Quân dẫn năm mươi con xuống biển
Cùng mẹ Âu Cơ tạo thế chân kiềng cai quản non sông
Đồi núi trập trùng, ruộng đồng bát ngát
Văn Lang, Âu Lạc trải cả ngàn năm.

Chủ Nhật, 22 tháng 8, 2010

Ông lái đò-Thơ Nguyễn Công Thanh

                  ÔNG LÁI ĐÒ


(Kính tặng Thầy Phạm Trọng Thủy
Hiệu phó trường TH Lê Hồng Phong lúc nghỉ hưu)

Ông lái đò lặng ngắm dòng sông
Sông trải rộng lòng ông thêm trống vắng
Tuổi xuân hồng lùi dần vào dĩ vãng
Bước thời gian gấp gáp nhuộm mái đầu.

XUÂN CAO NGUYÊN-Thơ Nguyễn Công Thanh

Xuân về vắng giọt mưa phùn
Bầu trời xanh ngắt, nắng vàng đượm phơi
Mai vàng gầy guộc châm chồi
Chắt chiu hương sắc dâng đời mùa sau.

Thứ Bảy, 21 tháng 8, 2010

Giá trời xe duyên-Thơ Nguyễn Công Thanh

Hôm nay là ngày đẹp trời,
Tin vui chợt đến cuộc đời thêm hương.
Bao lời âu yếm yêu thương,
Vẫn còn vương vấn mùi hương ngọt ngào.

Thứ Tư, 18 tháng 8, 2010

Lục bát và em-Thơ Nguyễn Công Thanh

Từ khi hình bóng của em
Khắc vào tâm trí êm đềm giấc mơ
Hồn anh như một câu thơ
Đêm ngày khao khát thơm bờ môi em.

Mùa đông không có em-Thơ Nguyễn Công Thanh-Lưu Thanh Trà

Anh tưởng em đã quên
Chợt thấy mình có lỗi
Mùa đông nào nông nổi
Còn lạnh đến bây giờ.

Thứ Ba, 17 tháng 8, 2010

Người yêu thương-Thơ Nguyễn Công Thanh

Mấy mươi năm về làm dâu
Sinh con nuôi mẹ mái đầu pha sương
Còn đâu đôi má em hường
Còn đâu dáng liễu trên đường thướt tha.

MẸ TÔI- Thơ Nguyễn Công Thanh

Mẹ tôi tuổi chín mươi tròn
Mắt mờ tóc bạc vẫn còn yêu thơ
Truyện Kiều mẹ thuộc từ xưa
Những hôm mưa gió thẫn thờ mẹ ngâm.