Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011

KHI XA EM-Thơ Nguyễn Công Thanh

       KHI XA EM

Từ ngày em xa tôi
Cuộc đời trở nên trầm lắng
Không hồi hộp khi đọc tin nhắn
Không bâng khuâng khoảng lặng đêm trường.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

CÔNG ƠN THẦY CÔ

Tản mạn 20-11 – Bài viết tri ân

ngày nhà giáo Việt Nam

Có khi nào trên đường đời bất chợt, bạn vô tình nhớ về thầy cô của mình không? Nhớ về những người đã dìu dắt ta trong suốt quãng đời đi học?
Thầy cô! Hai tiếng thiêng liêng ấy vang lên tự trong sâu thẳm tâm hồn ta một cách tha thiết không nguôi! Làm sao có thể kể xiết những công ơn cùng những nỗi vất vả của thầy cô. Xin kính dâng lên thầy cô ngàn lời kính yêu nhất.

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Văn học hậu hiện đại

CHỦ NGHĨA HẬU HIỆN ĐẠI TRONG VĂN HỌC
(Trích Luận văn Thạc sĩ Cao học của Trương Ngọc Hân)

1. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã trở thành một hiện tượng văn hoá của thế giới trong thế kỷ XX. Nó đã ảnh hưởng trên hầu khắp các lĩnh vực nghệ thuật  làm nên những thành công khiến nhân loại phải chú ý. Nó đã thực sự trở thành một phương thức thao tác mới của con người trong những cuộc khám phá thế giới. Nó đã “mở ra nhiều khả tính mới cho sự sáng tạo, từ đó, mở rộng địa dư của nghệ thuật và của cái đẹp nói chung” [4].
Không ai có thể phủ nhận những thành công của nền nghệ thuật hậu hiện đại. Nó đã tạo ra một sân chơi mà ở đó các nghệ sỹ được thoả sức thể nghiệm những ý tưởng của mình. Nó đã tạo ra một sàn diễn không phân biệt cao thấp, sang hèn, quá khứ, hiện tại, tương lai. Ở đó, mỗi người có thể tự tạo dáng cho mình, tự chọn chất liệu, tông màu, tự thiết kế trang phục, và tự biểu diễn. Chủ nghĩa hậu hiện đại đã làm cho bức tranh nghệ thuật đa dạng và đầy ắp những thử nghiệm, cách tân táo bạo. Ta thấy có người đã đi vào phong cách trừu tượng loang màu trong hội hoạ; săn tìm cảm hứng từ những building bản xứ trong kiến trúc; chú tâm vào những hiệu ứng nổi hạt hình ảnh, sử dụng ống kính góc rộng để làm méo, những cú zoom mơ hồ trong nhiếp ảnh hay tạo ra những bè không có chủ âm và tính chuỗi trong âm nhạc v.v. Văn học cũng là một địa hạt ghi nhận rất nhiều thử nghiệm và đánh dấu không ít thành công của chủ nghĩa hậu hiện đại. Vậy chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học có diện mạo ra sao?
Có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại đã tạo ra một bức tranh với những mảng màu khác lạ khiến không ít người cảm thấy bị cuốn hút. Dù muốn hay không, ít ai có thể phủ nhận giá trị của các tác phẩm hậu hiện đại nổi tiếng của Calvino (Cuộc phiêu lưu của người lính), Umberto Eco (Tên gọi của hoa hồng), Donal Bathemer (Lớp học), Milan Kundera (Cuộc sống không ở đây, Hãy để cho người chết cũ nhường chỗ cho người chết mới), Garcia Marquez (Người chết trôi đẹp nhất trần gian, Chuyến đi cuối cùng của con tàu ma..), Pavic (Từ điển Khaza) và dù muốn hay không, khó ai có thể phủ nhận những đột phá trong cách viết và kiến tạo tác phẩm mang đầy tính thách thức của các cây bút thuộc thế giới thứ ba (những nước nghèo nàn, lạc hậu, vẫn chưa thể hoàn tất quá trình hiện đại hoá). Họ đã tạo nên được một diện mạo mới cho văn chương thế giới. Mỗi người theo những cách thức rất riêng, đã chứng minh cho cả thế giới thấy rằng có nhiều phương thức để chiếm lĩnh nghệ thuật, có nhiều con đường để đến với cái đẹp và có nhiều cách để thể hiện khát vọng tự do.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2011

NHÂN VĂN -GIAI PHẨM

Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm

Phong trào Nhân Văn – Giai Phẩm là phong trào được cho là có xu hướng chính trị, đòi tự do dân chủ của một số văn nghệ sĩ và trí thức ở miền Bắc sau ngày hòa bình lập lại, khởi xướng đầu năm 1955 và bị chính thức dập tắt vào tháng 6 năm 1958.
I. KHỞI PHÁT
Cơ quan ngôn luận của phong trào này là báo Nhân Văn- một tờ báo văn hóa, xã hội, có trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội- do Phan Khôi làm chủ nhiệmTrần Duy làm thư kí toà soạn. Cùng với tạp chí Giai Phẩm, hình thành nên nhóm Nhân Văn–Giai Phẩm.

Thứ Hai, 3 tháng 10, 2011

Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa-Nguyễn Minh Châu

HÃY ĐỌC LỜI AI ĐIẾU
CHO MỘT MỘT GIAI ĐOẠN VĂN NGHỆ MINH HỌA
(Nguyễn Minh Châu)
Là một người sáng tác, chắc tôi cũng giống như nhiều anh em sáng tác khác, có thói quen vừa viết vừa tự quan sát, nhìn theo cái ngòi bút của mình có lúc đầy hào sảng có lúc lại đầy đắn đo hồi hộp lẫn e ngại chạy trên mặt tờ giấy định mệnh.
Chao ôi, để bụng không nói ra thì thôi chứ nói ra cái chuyện này nó vui lắm, mà nó cũng buồn lắm, có đôi khi buồn đến thối ruột! Thú thật chừng ba bốn năm trở lại đây tôi cứ nổi lên nhũng cơn ngán giấy bút, hay so sánh mình với những anh em bạn bè cầm bút một cách suôn sẻ bình thản, được trời đất ban cho một cái tạng nhà văn luôn luôn sẵn sàng thích nghi với mọi thứ lý luận và luật lệ văn học, họ thật sướng, viết ra trang giấy mà trong bụng chẳng bao giờ có điều gì phải sợ sệt, lo lắng, như một người bao giờ cũng sống đĩnh đạc, cứ thẳng đường chính rộng lớn mà đi; còn mình thì y như một kẻ gian phi lúc nào cũng như đang lén lút thu giấu cái gì quốc cấm trong cạp quần hay dưới áo. Nghĩ mà buồn quá, nghề giấy bút nó chẳng nuôi gì được mình mà chỉ thấy nó hành mình.

Thứ Tư, 14 tháng 9, 2011

Phụ cấp thâm niên cho giáo viên

Khôi phục phụ cấp thâm niên cho giáo viên
TP – Theo kế hoạch, trong tuần này Bộ GD&ĐT hoàn tất hồ sơ trình Chính phủ dự thảo nghị định về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.
Trả lời phỏng vấn báo Tiền Phong, ông Trần Kim Tự – Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ GD&ĐT cho biết:Trước đây từng có chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo (từ tháng 9 – 1988). Việc thực hiện chính sách ưu đãi này đã góp phần chấm dứt tình trạng giáo viên bỏ nghề hàng loạt vào cuối thập kỷ 80.
Tuy nhiên, chế độ phụ cấp thâm niên với nhà giáo bắt đầu ngừng thực hiện từ năm 1993. Trong giai đoạn 1995 đến 2010, nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi, nhưng không phải tất cả những ai phục vụ trong ngành được hưởng phụ cấp này mà chỉ có giáo viên đứng lớp. Trên thực tế, thu nhập của nhà giáo vẫn ở hàng thấp trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nhà giáo vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt khi về hưu, vì phụ cấp ưu đãi không dùng để đóng, tính hưởng bảo hiểm xã hội.

Thứ Ba, 21 tháng 6, 2011

SAU LƯNG MÙA HẠ CŨ-Thơ Trương Nam Hương

SAU LƯNG MÙA HẠ CŨ
     
Và lại đến cái mùa phượng đỏ
Kỉ niệm xưa chìm khuất ở nơi nào
Tiếng ve vỡ ra trăm nghìn mảnh nhớ
Em không về nhận mặt tháng năm sao?

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2011

BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM

VIỆT NAM SỚM XÁC LẬP CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

“Đường lưỡi bò” hão huyền

Chủ Nhật, 12/06/2011 22:52

Cộng đồng quốc tế không bao giờ chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” do Trung Quốc đưa ra, chiếm đến 80% diện tích biển Đông nhưng hoàn toàn không có cơ sở pháp lý nào.

Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

Phỏng vấn Đại tướng Lê Đức Anh

Đại tướng Lê Đức Anh: Nếu sợ thì mất chủ quyền

        02/06/2011
- "Không sợ thì mình có cách đấu tranh để vừa giữ được chủ quyền khu vực đó, vừa giữ được hòa khí. Cách đó phải học lịch sử. Kể cả lịch sử gần đây nhất" - Đại tướng, Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh trò chuyện với Bee về câu chuyện biển Đông ngày 2/6/2011.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2011

LỖI AI-Thơ Nguyễn Công Thanh

Ước gì trở lại ngày xưa
Gặp em môi thắm mắt đưa duyên tình
Ước gì ngày ấy hòa bình
Để em không phải một mình đi xa
Bây giờ em của người ta
Lòng anh tê tái biết là lỗi ai?

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2011

Ba lăm mùa hoa nở-Thơ Nguyễn Công Thanh

Bạn bè, thầy cô đã già đi
Chỉ mình em vẫn luôn tươi trẻ
Hỏi ngọc lan bao nhiêu tuổi nhỉ
Dáng hình em mảnh dẻ, xinh tươi.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2011

Ba mươi năm một mái trường-Tùy bút của Nguyễn Công Thanh

BA MƯƠI NĂM MỘT MÁI TRƯỜNG

                (Kỷ niệm 35 năm thành lập Trường CĐSP Đắk Lắk)

Ngày 5 tháng 11 năm 1982, tôi đặt chân đến Đắk Lắk-đến vùng đất xa lạ, chỉ biết trên bản đồ và trong sách vở một cách tự nguyện theo sự rủ rê của anh bạn cùng lớp. Chúng tôi đơn giản lắm. Ra trường đi đâu cũng được, miễn là được ăn no, vài năm sau được trở về quê nhà công tác. Thời ấy, nhà nước có chính sách lên công tác miền núi 4-5 năm sẽ được trở về quê. Bởi thế, tôi đã hủy bỏ đăng ký đi Tiền Giang để “được” đến Đắk Lắk.

Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

18

CHUYỆN LỆ NƯƠNG
(Nguyên văn: Lệ Nương truyện)

Nguyễn Thị Diễm là người một họ lớn ở huyện Đông Sơn (1) em họ ngoại của Trần Khát Chân; cùng người đàn bà họ Lý quê ở huyện Cẩm Giàng, (2) cùng mở ngôi hàng bán phấn đối cửa nhau tại bên ngoài thành Tây Đô (3). Xóm giềng gần gặn, tình nghĩa ngày một thân nhưng cả hai đều chưa con cái. Một hôm, đến động Hồ Công (4) làm lễ cầu tự. Lý thị bảo với Nguyễn thị rằng:

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2011

Đố Kiều-nét văn hóa dân gian cần được bảo lưu

ĐỐ KIỀU-NÉT VĂN HÓA DÂN GIAN CẦN ĐƯỢC BẢO LƯU
                                                                       (Vương Trọng)
Trong lịch sử văn học Việt Nam, không có một tác phẩm nào có tính phổ cập rộng lớn như "Truyện Kiều" của đại thi hào Nguyễn Du. Không thể thống kê hết số người thuộc toàn bộ 3.254 câu, và khó tìm được một người dân Việt Nam mà không thuộc một vài đoạn, một vài câu Kiều.
Thế kỷ này qua thế kỷ khác, dân ta mê rồi nghĩ ra các cách thưởng thức "Truyện Kiều". Nếu như vịnh Kiều, bình Kiều là công việc của giới nhà Nho, trí thức, thì ngâm Kiều, lẩy Kiều, bói Kiều... và đặc biệt là đố Kiều được quần chúng bình dân tham gia rộng rãi.

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

 17

CHUYỆN LÝ TƯỚNG QUÂN

Vua Giản Định nhà Hậu Trần lên ngôi ở Mô Độ (1), hào kiệt bốn phương, gần xa hưởng ứng, đều chiêu tập đồ đảng làm quân Cần Vương. Người huyện Đông Thành(2) là Lý Hữu Chi cũng do chân một người làm ruộng nổi lên, tính vốn dữ tợn nhưng có sức khỏe, giỏi đánh trận, Quốc công Đặng Tất (3) tiến cử cho Lý được làm chức tướng quân, sai cầm một cánh hương binh đi đánh giặc. Quyền vị đã cao, Lý bèn làm những việc trái phép, dựa lũ trộm cướp như lòng ruột, coi người nho sĩ như cừu thù, thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam không chán, lại tậu ruộng vườn, dựng nhiều nhà cửa, khai đào đồng nội để làm ao, dồn đuổi xóm giềng cho rộng đất, đi kiếm những hoa kỳ đá lạ từ bên huyện khác đem về. Người trong vùng phục dịch nhọc nhằn, anh nghỉ thì em đi, chồng về thì vợ đổi, ai nấy đều vai sưng tay rách, rất là khổ sở, nhưng hắn vẫn điềm nhiên không chút động tâm.

Thứ Hai, 2 tháng 5, 2011

Thư gửi quý độc giả

         Thân gửi quý độc giả!
         Blog Nắng Ban Mê mấy lâu nay rất hân hạnh được quý bạn đọc ghé thăm, chia sẻ, động viên. Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tấm lòng thịnh tình của quý vị. Gần đây, không hiểu sao, blog chỉ bàn về văn chương mà vẫn bị bức tường lửa ngăn chặn. Ngay chủ blog cũng cảm thấy khó chịu mỗi khi vào, huống hồ là quý bạn đọc. Để giúp bạn đọc không phải chịu cảnh đang đọc phải dừng lại hoặc mở mãi không được, chúng tôi xin quý độc giả hãy dùng chương trình "phá bức tường lửa" cài vào máy trước khi vào blog.

Nếu như bạn bị tường lửa chặn và không vào được blog, bạn hãy làm theo cách sau để có thể truy cập vào lđược nhé.

Các bạn có thể sử dụng chương trình để vượt tường lửa rất hữu hiệu, không cần phải cài đặt vào máy.

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2011

Cột mốc-Nguyễn Công Thanh

                                               CỘT MỐC

Không có ngày ba mươi tháng Tư
Tôi đã thành nấm mồ vô chủ
Hồn ma lang thang nơi rừng rú
Chết rồi vẫn nặng nợ trần gian.

Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2011

Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng-Thơ Khổng Văn Đương

Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng*


              (Khổng Văn Đương)

Em đi tìm anh trên bán đảo Ban Căng
Tìm không thấy chỉ thấy trời im lặng
Một mình em trong màn đêm thanh vắng
Tim bồi hồi chân bước vội dưới trăng.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2011

Tìm anh-Thơ Hoài Thương

          TÌM ANH
Tìm anh lc gia bin tim
Gió cn bi cát im lìm vết chân

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

16
CHUYỆN NÀNG THÚY TIÊU
(Nguyên văn: Thúy Tiêu truyện)

Dư Nhuận Chi người đất Kiến Hưng (1), tên là Tạo Tân, có tiếng hay thơ; nhất là về những bài hát, lại càng nức danh ở kinh kỳ, mỗi bài làm ra, phường hát bội đem tiền tặng biếu rất hậu để xin lấy. Nhân thế Dư càng nổi thanh giá ở chốn tao đàn. Cuối đời Thiệu Phong (2) nhà Trần, Dư nhân có việc, vào yết kiến quan Trần soái Lạng Giang là Nguyễn Trung Ngạn (3). Ông Nguyễn thấy Dư đến, lật đật ra tiếp, đặt tiệc ở Phiếm Bích đường thết đãi, gọi mười mấy người con hát ra hát múa ở trước tiệc. Trong bọn con hát có ả Thúy Tiêu là người rất xinh đẹp. Ông Nguyễn đùa bảo Dư sinh rằng:

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2011

Chưa một lần-Thơ Nguyễn Công Thanh

       CHƯA MỘT LẦN

Chưa một lần bẻ ánh trăng non
Nên gần em vô cùng bối rối
Dù ánh mắt liên tục vẫy gọi
Dối lòng mình anh lặng quay đi.

Thứ Tư, 27 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

15

CHUYỆN CÁI CHÙA HOANG Ở HUYỆN ĐÔNG TRIỀU
(Nguyên văn: Đông Triều phế tự lục)

Đời nhà Trần, tục tin thần quỷ, thần từ, phật tử chẳng đâu là không có. Các chùa như chùa Hoàng Giang, chùa Đồng Cổ, chùa An Sinh, chùa An Tử, chùa Phổ Minh, quán Ngọc Thanh dựng lên nhan nhản khắp nơi; những người cắt tóc làm tăng làm ni, nhiều gần bằng nửa số dân thường. Nhất là vùng huyện Đông Triều(1), sự sùng thượng lại càng quá lắm. Chùa chiền dựng lên, làng lớn có đến hơn mười nơi, làng nhỏ cũng chừng năm, sáu. Bao ngoài bằng rào lũy, tô trong bằng vàng son, phàm người đau ốm, chỉ tin theo ở sự hư vô; gặp các tuần tiết thì đàn tràng cúng vái rất là rộn rịp. Thần, phật xem chừng cũng ứng giáng, nên cầu gì được nấy, linh ứng lạ thường. Bởi vậy người dân càng kính tin, không dám ngạo mạn. Song đến đời vua Giản Định nhà Trần(2), binh lửa liên miên, nhiều nơi bị đốt; số chùa chiền còn lại mười không  được một mà cái số còn lại  ấy, cũng mưa bay gió chuyển, đổ ngã xiêu nghiêng, tiêu điều đứng rũ ở giữa áng cỏ hoang bụi rậm. Sau khi quân Ngô(3) lui, dân trở về phục nghiệp, có viên quan là Văn Tư Lập đến trị huyện ấy, thấy những cảnh hoang tàn đổ nát bèn róng rả dân đinh các xã, đánh tranh ken nứa mà sửa chữa lại ít nhiều. Ngồi ở huyện ấy được một năm, thấy dân quanh huyện khổ về cái nạn trộm cắp, từ gà, lợn, ngỗng, ngan đến cá trong ao, quả trong vườn, phàm cái gì có thể ăn được đều bị mất hết. Tư Lập than rằng:

Nhặt-Thơ Hoài Thương

Nht
Anh !
Người đàn ông đi nht ánh mt tri
Thp lên ngàn ánh la xua bóng ti trong em
Ngày đã tt khi b môi em tím tái
Mt thôi cười em ngây di bt hoàng hôn.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2011

Vẫy-Thơ Hoài Thương

Vy

(Hoài Thương
Những chiều tay vẫy nhân tình
Nồng nàn ta thấy bóng mình với xưa
Cỏ non xanh biếc hương đưa
Ngắt vài ngọn tím hứng mưa địa đàng.

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

14
CHUYỆN ĐỐI ĐÁP CỦA NGƯƠI TIỀU PHU Ở NÚI NA
(Nguyên văn: Na sơn tiều đối lục)

Đất Thanh Hóa phần nhiều là núi, bát ngát bao la đến mấy nghìn dặm. Trong đó có một ngọn núi cao chót vót, tên gọi là núi Na. Núi có cái động, dài mà hẹp, hiểm trở mà quạnh hiu, bụi trần không bén tới, chân người không bước tới. Hàng ngày, trong động có người tiều phu gánh củi đi ra, đem đổi lấy cá và rượu, cốt được no say chứ không lấy một đồng tiền nào. Hễ gặp ông già, trẻ con dưới đồng bằng lại nói những chuyện trồng dâu, trồng gai một cách vui vẻ. Ai hỏi họ tên, nhà cửa, tiều phu chỉ cười không trả lời. Mặt trời ngậm núi, lại thủng thỉnh về động. Đương thời cho là người thuộc hạng Thần Môn, Tiếp Dư chứ Thái Hòa(1) trở xuống đều không đủ kể.
Sau đến năm Khai Đại(2) nhà Hồ, Hán Thương đi săn, chợt gặp người ấy trên
đường, vừa đi vừa hát rằng:

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

13

CHUYỆN YÊU QUÁI Ở XƯƠNG GIANG
(Nguyên văn: Xương Giang yêu quái lục)

Ở Phong Châu(1) có người họ Hồ tên là Kỳ Vọng. Cuối đời họ Hồ, Kỳ Vọng đi buôn bán, ngụ ở thành Xương Giang (2), rồi ốm chết ở thành ấy. Người vợ nghèo kiết, không có tiền để đưa ma chồng về quê được, phải đem bán người con gái nhỏ là Thị Nghi cho một nhà phú thương họ Phạm. Người con gái lớn lên, khá có tư sắc, họ Phạm yêu mến rồi cùng nàng tư thông. Vợ Phạm biết việc ấy, bèn mượn cớ khác đánh Thị Nghi một trận đau quá đến chết rồi đem chôm ở bên cạnh làng. Sau đấy mấy tháng hồn Thị Nghi hưng yêu tác quái, biến huyễn đủ vẻ, hoặc nhập vào chị ả buôn tương, hoặc ốp vào cô nàng bán rượu, người có vai vế thì bị dâm sát, người có tiền của thì bị bóc lột, suốt một dải đường mười dặm, người ta đều phải đi trưa về sớm, bảo nhau thấy gái đẹp chớ trêu vào. Sau người làng đó biết là hồn Thị Nghi làm tai làm quái

Thứ Bảy, 23 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

12

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG

        Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương (1). Người đã thùy mị nết na, lại
thêm có tư dung tốt đẹp. Trong làng có chàng Trương sinh, mến vì dung hạnh, xin
với mẹ đem trăm lạng vàng cưới về. Song Trương có tính hay ghen, đối với vợ phòng
ngừa thái quá. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải
đến thất hòa. Cuộc đoàn viên chưa được mấy lâu thì nhà nước có việc đi đánh Chiêm
Thành, bắt nhiều lính tráng. Trương tuy con nhà dòng, nhưng không có học, tên đã
ghi trong sổ khai tráng phải ra sung binh loạt đầu. Lúc chàng ra đi, bà mẹ có dặn
rằng:

Thứ Sáu, 22 tháng 4, 2011

Lời giới thiệu thơ Phạm Bình Thường của Đặng Vương Hưng

NHỮNG BÀI THƠ BẤT THƯỜNG CỦA MỘT NHAN SẮC KIÊU HÃNH
MANG TÊN… BÌNH THƯỜNG
1.
Tôi quen biết tác giả Phạm Bình Thường qua lời giới thiệu của Nghệ sĩ Bành Thông, Chủ tịch Câu lạc bộ Thơ Việt Nam: Cô ấy đẹp nhất nhì Móng Cái và thơ cũng hay nhất nhì Móng Cái! Nhưng đó là một người phụ nữ đáo để, dường như nếu không sinh vào năm ngọ, thì ắt phải chào đời vào tháng ngọ, hoặc ngày ngọ, giờ ngọ… Nghĩa là, tính cách mạnh mẽ của cô ấy giống như “một con ngựa bất kham” và cô ấy có những câu thơ cũng “bất kham” như thế!

Thứ Năm, 21 tháng 4, 2011

Vài cảm nhận về thơ thơ Phạm Bình Thường

VÀI CẢM NHẬN VỀ THƠ PHẠM BÌNH THƯỜNG
                                                          (Lê Văn, email: huao@yahoo.com)
Trước đây, tôi đã đọc một số bài phê bình về thơ Phạm Bình Thường. Người khen thì khen hết mực và người chê thì chê hết lời.
Hôm nay, tình cờ ghé vào blog của PBT. Ngay từ đầu, hình ảnh một người phụ nữ đẹp, cùng mấy câu châm ngôn sống đã gây ấn tượng mạnh cho người đọc (nhất là người đọc nam giới, tuổi từ tứ tuần trở lên).

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

11

CHUYỆN BỮA TIỆC ĐÊM Ở ĐÀ GIANG *(1)

Năm Bính Dần (1386), vua Trần Phế đế đi săn, đỗ lại trên bờ bắc sông Đà, đêm
mở bữa tiệc ở trong trướng. Có một con cáo từ dưới chân núi đi về phía nam, gặp
một con vượn già, nhân bảo:
- Vua tôi Xương Phù (2) vào rừng săn bắn, để ý vào bọn ta lắm đó. Tính mệnh
các loài chim muông, thật là treo ở sợi dây cung. Nếu tuyết chưa xuống, gió chậm
về, mình sẽ nguy mất, nếu không vẫy đuôi xin thương thì ắt bị cày sân lấp ổ. Tôi
định đến kiếm một lời nói để ngăn cản, bác có vui lòng đi với tôi không?

Thứ Tư, 20 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

10

CHUYỆN PHẠM TỬ HƯ LÊN CHƠI THIÊN TÀO *

Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, (1) là một người tuấn sảng hào mại không ưa
kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm; Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay
kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt.
Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để
chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ, đời
Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.

Tứ thơ và vai trò của tứ thơ

TỨ THƠ VÀ VAI TRÒ CỦA TỨ THƠ

1. Khái niệm tứ thơ được bàn tới cách đây hơn 1500 năm. Trong Văn tâm điêu long, ở thiên Thần tứ, Lưu Hiệp (đời nhà Lương) đã bàn rất sâu và rất kỹ về tứ. Theo ông, tứ thơ là một cái gì đó rất phi thường: “Cái tứ của văn chương, cái thần của nó xa lắm. Cho nên khi ta lặng lẽ ngừng suy nghĩ lại một chỗ thì cái tứ tiếp với ngàn năm. Ta trầm lặng thay đổi sắc mặt một chút thì cái nhìn của ta đã thông suốt đến vạn dặm”.

Thứ Ba, 19 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

 9

CHUYỆN TỪ THỨC LẤY VỢ TIÊN *

Trong năm Quang Thái (1) đời nhà Trần, người ở Hóa Châu (2) tên là Từ Thức,
vì có phụ ấm được bổ làm Tri huyện Tiên Du (3). Bên cạnh huyện có một tòa chùa
danh tiếng, trong chùa trồng một cây mẫu đơn, đến kỳ hoa nở thì người các nơi đến
xem đông rộn rịp, thành một đám hội xem hoa tưng bừng lắm. Tháng 2 Bính tý (4),
người ta thấy có cô con gái, tuổi độ 15, 16 phấn son điểm phớt, nhan sắc xinh đẹp
tuyệt vời, đến hội ấy xem hoa. Cô gái vin một cành hoa, không may cành giòn mà
gãy khấc, bị người coi hoa bắt giữ lại, ngày đã sắp tối vẫn không ai đến nhận. Từ
Thức cũng có mặt ở đám hội, thấy vậy động lòng thương, nhân cởi tấm áo cừu gấm
trắng, đưa vào tăng phòng để chuộc lỗi cho người con gái ấy. Mọi người đều khen
quan huyện là một người hiền đức.

Chủ Nhật, 17 tháng 4, 2011

Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

8

CHUYỆN CHỨC PHÁN SỰ ĐỀN TẢN VIÊN *

Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lang Giang (1). Chàng vốn khẳng khái nóng nẩy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng bắc người ta vẫn khen là một người cương phương. Trong làng trước có một tòa  đền, vẫn linh  ứng
lắm. Cuối đời họ Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian, có người dốc hết của cải, gia sản khánh kiệt cũng không đủ để cầu cúng. Tử Văn rất là tức giận, một hôm tắm gội chay sạch, khấn trời rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, họ lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng Tử Văn vung tay không cần gì cả.

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

7

CHUYỆN NGHIỆP OAN CỦA ĐÀO THỊ (*)

Ả danh kỹ ở Từ Sơn (1) là Đào Thị, tiểu tự Hàn Than, thông hiểu âm luật và
chữ nghĩa. Niên hiệu Thiệu Phong (2) thứ năm (1345) đời nhà Trần, nàng được tuyển
sung vào làm cung nhân, hằng ngày chầu vua ở tiệc rượu hay ở chiếu bạc.
Một hôm vua thả thuyền chơi trên sông Nhị, rồi đi lần xuống tận bến Đông Bộ
Đầu (3). Vua lãng ngâm rằng:

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

6
CHUYỆN ĐỐI TỤNG Ở LONG CUNG *
(Nguyên văn: Long đình đối tụng lục)

Huyện Vĩnh Lại ở Hồng Châu (1) khi xưa có nhiều giống thủy tộc. Men sông
người ta lập đền thờ đến hơn mười chỗ. Năm tháng dần lâu, có chỗ linh thiêng thành
yêu; song cầu tạnh đảo mưa đều rất linh ứng, nên hương lửa bất tuyệt mà người ta
càng phải kính sợ.  Về đời vua Minh Tông nhà Trần, (2) có quan Thái thú họ Trịnh làm quan ở Hồng Châu, vợ là Dương thị nhân khi về thăm nhà, đỗ thuyền ở bên cạnh một ngôi đền thủy tộc. Bỗng có hai người con gái, bưng một cái hộp nhỏ thếp vàng, đến trước mặt Dương thị nói rằng:

Thứ Bảy, 9 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

5

CHUYỆN KỲ NGỘ Ở TRẠI TÂY (*)
(Nguyên văn: Tây viên kỳ ngộ ký)

Hà Nhân, người học trò quê ở Thiên Trường(1), khoảng năm Thiệu Bình(2) ngụ
ở kinh sư để tòng học cụ ức Trai(3).
Mỗi buổi đi học, đường tất phải qua phường Khúc Giang. Trong phường có cái
trại, gọi là trại Tây, dinh cơ cũ của quan Thái sư triều Trần. Ngày ngày đi qua, Hà
Nhân thường thấy hai người con gái đứng ở bên trong bức tường đổ nhí nhoẻn cười
đùa, hoặc hái những quả ngon, bẻ bông hoa đẹp mà ném cho Hà Nhân nữa. Lâu lâu
như thế Hà Nhân không mần ngơ được, một hôm mới đứng lại trò chuyện lân la. Hai
người con gái tươi cười bảo:

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

3

CHUYỆN CÂY GẠO (*)

Trình Trung Ngộ là một chàng trai đẹp ở đất Bắc Hà, nhà rất giàu, thuê thuyền xuống vùng nam buôn bán. Chàng thường đỗ thuyền ở dưới cầu Liễu Khê rồi đi lại vào chợ Nam Xang (1). Dọc đường, hay gặp một người con gái xinh đẹp, từ Đông thôn đi ra, đằng sau có một ả thị nữ theo hầu. Chàng liếc mắt trông, thấy là một giai nhân tuyệt sắc. Song đất lạ quê người, biết đâu dò hỏi, chỉ mang một mối tình u uất trong lòng. Một hôm khác, chàng cũng gặp lại, muốn kiếm một lời nói kín đáo để thử khêu gợi, nhưng người con gái đã xốc xiêm rảo bước, và bảo với con hầu gái:

Thứ Năm, 7 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

2

CHUYỆN NGƯỜI NGHĨA PHỤ Ở KHOÁI CHÂU

Từ Đạt ở Khoái Châu, (1) lên làm quan tại thành Đông Quan (2) thuê nhà ở cạnh cầu Đồng Xuân, láng giềng với nhà quan Thiêm thư là Phùng Lập Ngôn. Phùng giầu mà Từ nghèo; Phùng xa hoa mà Từ tiết kiệm; Phùng chuộng dễ dãi mà Từ thì giữ lễ. Lề thói hai nhà đại khái không giống nhau. Song cũng lấy nghĩa mà chơi bời đi lại với nhau rất thân, coi nhau như anh em vậy.

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2011

Tác phẩm Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ

1
CÂU CHUYỆN Ở ĐỀN HẠNG VƯƠNG (*)

Quan Thừa chỉ Hồ Tông Thốc (1) là người hay thơ, lại giỏi lối mỉa mai giễu cợt,
khoảng cuối đời Trần, phụng mệnh sang Trung Quốc, nhân đi qua đền Hạng vương
có đề thơ rằng:
Bách nhị sơn hà khởi chiến phong,
Huề tương tử đệ nhập Quan Trung.
Yên tiêu Hàm Cốc châu cung lãnh,
Tuyết tán Hồng Môn ngọc đẩu không.
Nhất bại hữu thiên vong Trạch Tả,
Trùng lai vô địa đáo Giang Đông.
Kinh doanh ngũ tải thành hà sự?
Tiêu đắc khu khu táng Lỗ công.

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Lời tựa và lời giới thiệu Truyền kỳ mạn lục

TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
Lời tựa

Nhà văn Việt Nam, người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân, nay thuộc Thanh Miện, Hải Dương. Thuộc dòng dõi khoa hoạn, từng ôm ấp lý tưởng hành đạo, đã đi thi và có thể đã ra làm quan. Sau vì bất mãn với thời cuộc, lui về ẩn cư ở núi rừng Thanh Hóa, từ đó "trải mấy mươi sương, chân không bước đến thị thành". Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào, chỉ biết ông sống đồng thời với thầy học là Nguyễn Bỉnh Khiêm, và bạn học là Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ XVI và để lại tập truyện chữ Hán nổi tiếng viết trong thời gian ở ẩn, Tryền kỳ mạn lục (in 1768, A.176/1-2). Truyện được Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính và Nguyễn Thế Nghi sống cùng thời dịch ra chữ nôm.

Chủ Nhật, 20 tháng 3, 2011

Chiều mùa đông


Chiều mùa đông

                                                                        (Lưu Thanh Trà)
Biết bao người reo lên sung sướng khi mùa đông gửi lời từ biệt để chào đón mùa xuân xinh tươi, ấm áp, tràn ngập niềm hoan lạc muôn loài nhưng mấy ai biết rằng trong mùa đông, trong cái lạnh se lòng con người ta mới dễ tìm thấy vòng tay ấm nồng cùng những lời yêu thương ngọt ngào.

Thứ Bảy, 19 tháng 3, 2011

Cuộc đời Nguyễn Trãi

Nguyễn Trãi

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (Tranh thờ của nhà thờ họ Nguyễn, làng Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội)

Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌), hiệu là Ức Trai (抑齋), (1380–19/9/1442), là đại thần nhà Hậu Lê.

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

Tháng Ba xa em-Thơ Nguyễn Công Thanh

                                                    THÁNG BA XA EM

Tháng ba này anh lại xa em
Bình hoa năm nao thêm một lần trống vắng
Một mình em giữa không gian vắng lặng
Âm thầm gửi thương nhớ vào trong.

Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

SAO-Thơ Lưu Thanh Trà

                                    SAO
                                             (Tặng ngày Valentin)

Đã có hoa tình yêu
Sao anh không kịp hái?
Đã có ngày tình yêu
Sao anh không ở lại?
Dù mai ngày xa ngái
Đừng quên người ta yêu!

Thứ Năm, 3 tháng 2, 2011

Ký ức tháng giêng-Thơ Nguyễn Công thanh

KÝ ỨC THÁNG GIẾNG

Tháng Giêng gợi nhớ quê nhà
Giá đông dịu bớt vỡ òa sang xuân
Cam sành trước cửa vàng dần
Sớm ra hoa bưởi trắng ngần vườn sau.

Chủ Nhật, 30 tháng 1, 2011

Vần và nhịp trong thơ ca Việt Nam

VẦN VÀ NHỊP TRONG THƠ CA VIỆT NAM
          I. VẦN
          1. Khái niệm về vần thơ
          Trong thơ ca, khuôn vần được lặp lại ở dòng thơ tiếp theo, gọi là “hiệp vần thơ”.
          Thơ ca Trung Quốc, tất cả vần được qui định thành 106 bộ. Một bài thơ đã gieo vần ở bộ nào thì chỉ được lấy vần ở bộ ấy, không được lấy sang bộ khác.

Thứ Năm, 27 tháng 1, 2011

Tự khúc-liều thuốc đặc trị cho những người thất tình

                                     TỰ KHÚC

Em ngồi dưới ánh đèn
Vẫn nỗi cô đơn xoãi trên trang giấy
Cánh hoa khô khẳng khiu
Còn níu lại chút hương con gái

Một số vấn đề cơ bản về Nho, Phật, Lão

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HỌC THUYẾT NHO, PHẬT, LÃO

1. NHO GIÁO
Nho giáo không phải là một tôn giáo mà là một học thuyết chính trị-xã hội có từ trước thời Khổng Tử. Vấn đề cốt lõi trong vũ trụ quan của Nho giáo là vấn đề thiên mệnh, một thuyết do Chu Công Đản đề cập đến ở đời Tây Chu (trước Khổng Tử cả trăm năm). Sang đời Đông Chu, Khổng Tử kế thừa, phát triển và hệ thống hóa các học thuyết của Chu Công Đản cho phù hợp với thực tế thời Xuân Thu.

Chủ Nhật, 23 tháng 1, 2011

Tâm sự nàng Thúy Vân-Thơ Trương Nam Hương

TÂM SỰ NÀNG THÚY VÂN
(Trương Nam Hương)

Nghĩ thương lời chị dặn dò
Mười lăm năm đắm con đò xuân xanh
Chị yêu lệ chảy đã đành
Chớ em nước mắt đâu dành chàng Kim

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2011

Dạy văn là trách nhiệm của nhiều người

DẠY VĂN KHÔNG CHỈ LÀ TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁO VIÊN VĂN

Thực trạng dạy Văn - học Văn đã được nói nhiều và đáng được cảnh báo. Tuy nhiên, trách nhiệm không chỉ thuộc về thầy dạy Văn và trò học Văn. Ai cũng biết, văn học có chức năng vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người. Thế mà, nhiều năm nay không ít người “quên” vai trò của văn học, của môn Văn dẫn đến hiện tượng “cô hàng bán sách lim dim ngủ”; thầy cô “nói như sách” còn học sinh “làm bài như văn mẫu”.

Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Đổi mới phải đồng bộ

ĐỔI MỚI PHẢI ĐỒNG BỘ
                                                                   
Sau khi đọc kỹ các bài “Từ một chuyện kiểm tra lại” của Tầm Ưu và hai bài trao đổi của Nguyễn Tố Nam (THT 491), Đồng Viết Tạo (THT 492) về phương pháp ra đề kiểm tra của cô giáo Đào Giáng Vân, trường PTTH Lê Trung Kiên, huyện Đông Hoà, tỉnh Phú Yên, chúng tôi, xin được trao đổi thêm một số vấn đề sau:
1. Về cách ra đề kiểm tra của cô Đào Giáng Hương

Thứ Hai, 10 tháng 1, 2011

Nguyên nhân học sinh không thích học văn

TÌM NGUYÊN NHÂN HỌC SINH KHÔNG THÍCH HỌC VĂN

Trong bài “Trăm dâu đừng đổ một… đầu tằm” (Giáo dục & Thời đại số 13 ngày 29/01/2005) anh Lê Trung nêu ra ba nguyên nhân dẫn đến môn Văn trong nhà trường xuống cấp, học sinh chán học văn là:
- Áp lực việc làm, nghề nghiệp.
- Văn hóa nhìn lấn át văn hóa đọc.
- “Cưỡi ngựa xem văn” trong giảng dạy văn học và sự lỏng lẻo trong thi cử.

Thứ Năm, 6 tháng 1, 2011

Nói với con-Thơ Nguyễn Công Thanh

                                                NÓI VỚI CON

Hôm nay con dùng xe máy, bia lon,
Nói chuyện bằng điện thoại di động,
Tiệc vui tổ chức ở những nhà hàng sang trọng,
Được học tập, lao động, vui chơi…

Thứ Ba, 4 tháng 1, 2011

Từ "lộn" trong Truyện Kiều

Từ “lộn” trong câu thơ Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng
                                                                          (Truyện Kiều)
Trong mục VĂN HỌC VÀ HỌC VĂN (Tài hoa trẻ số 555), tác giả Lê Xuân Lít đã đưa ra một cách hiểu khác về nghĩa từ “lộn” trong câu Kiều Chẳng phường trốn chúa thì quân lộn chồng. Sau khi nêu cách giải nghĩa từ này của nhà Hán học Đào Duy Anh, anh giải nghĩa của từ “lộn”: “Nhưng chúng tôi lại ngờ cách giải thích của cụ Đào. Có phải là về nhà mình? Từ lộn tiếng Việt có hai nghĩa: một nghĩa như cụ Đào giải thích và một nghĩa khác là nhầm lẫn, lộn xộn. Lộn nhà, lộn tiền, lộn tài liệu, lộn người…”. Tiếp đó, anh lý giải nghĩa của từ “lộn” trong câu Kiều: “Theo hướng giải thích thứ hai, nhà nghiên cứu Lê Văn Hòe viết: Lộn chồng là bỏ chồng này lấy chồng khác, thay đổi chồng luôn luôn. Về cơ bản chúng tôi đồng ý với ông Văn Hòe nhưng hình như có chỗ chưa kỹ lắm. Chẳng cần phải đổi chồng luôn luôn mới là lộn chồng. Dẫu một lần, cũng lộn rồi. Hơn nữa, bỏ chồng này lấy chồng khác chưa hẳn đã lộn. Lộn là khi bà A có chồng hẳn hoi, bà A bèn lấy ông B, chồng của bà B. Ở đây, chắc trong thâm tâm của bà Hoạn, bà cho rằng Thúc Sinh là chồng của Hoạn Thư. Thúy Kiều lấy Thúc là lộn”.

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2011

Cảm tác đầu xuân

CẢM TÁC ĐẦU XUÂN

Cảm ơn người báo tin vui,
Chuông vừa đổ nhịp đất trời sang xuân
Giã từ năm cũ bâng khuâng,
Bỗng nghe xuân mới thì thầm yêu thương!